Review cách cài đặt Driver cho laptop Dell tự động nhanh gọn

Review cách cài đặt Driver cho laptop Dell tự động nhanh gọn là ý tưởng trong bài viết bây giờ của chúng mình Tech City. Theo dõi nội dung để hiểu nhé. Mỗi khi tiến hành cài đặt lại hệ điều hành cho laptop, chắc hẳn bạn sẽ cần cập nhật các Driver để thiết bị có thể hoạt động ổn định hơn. Trong bài viết sau, Tech City sẽ hướng dẫn bạn cách tải, cài đặt và cập nhật Driver thủ công và tự động cho laptop Dell đơn giản, cùng theo dõi nhé!

Vì sao nên cài đặt Driver cho laptop Dell?

Cài đặt Driver cho laptop không chỉ giúp máy hoạt động ổn định hơn mà người dùng còn nhận được nhiều lợi ích khác. Trong đó có thể kể đến như:

    • Khai thác tối đa tính năng phần cứng và hiệu suất của máy tính, laptop.
    • Cài đúng và đủ Driver giúp hệ thống hoạt động ổn định, giảm thiểu lỗi có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.
    • Một máy tính nếu chỉ bao gồm phần cứng không thôi sẽ không hoạt động được. Mỗi phần cứng trên máy tính đều cần 1 phần mềm nhỏ (Driver) để dễ dàng quản lý và điều chỉnh hoạt động hơn.

Vì sao nên cài đặt Driver cho laptop Dell?

Cách kiểm tra máy tính, laptop Dell thiếu Driver gì?

Hướng dẫn sau áp dụng cho máy tính chạy hệ điều hành Windows 7, 8 và Windows 10.

Bước 1: Nhấn phím Windows (phím có biểu tượng cửa sổ trên bàn phím) > Nhập vào khung tìm kiếm từ khóa Device Manager > Chọn vào Device Manager.

Nhấn Windows > Device Manager

Bước 2: Cửa sổ quản lý Driver trên máy tính sẽ xuất hiện, nếu laptop bạn bị thiếu Driver sẽ xuất hiện biểu tượng màu vàng như hình bên dưới.

Cửa sổ quản lý Driver trên máy tính sẽ xuất hiện

Bên dưới là tên gọi 1 số Driver phổ biến có thể bạn chưa biết:

    • Display adapters: Driver card màn hình (card on board và card rời).
    • Firmware: Driver BIOS Dell.
    • Network adapters: Driver mạng (Mạng LAN, mạng WiFi).
    • Sound, video and game controllers: Driver âm thanh.
    • Universal Serial Bus controllers (USB): Driver USB

Bước 3: Bạn có thể kiểm tra phiên bản Driver hiện tại cần cập nhật hay không bằng cách nhấn đúp chuột vào bất kỳ một Driver nào. Ví dụ bên dưới chọn Display adapters > Đúp chuột vào NVIDIA Geforce GTX 1650 (Driver card màn hình).

Chọn Display adapters > Đúp chuột vào NVIDIA Geforce GTX 1650

Bước 4: Chọn vào thẻ Driver và để ý đến mục Driver Version, đây chính là số phiên bản Driver. Lúc này bạn có thể so sánh đối chiếu với Driver NVIDIA Geforce GTX 1650 trên trang chủ của Dell để biết Driver của mình có cần cập nhật hay không.

Chọn vào thẻ Driver và để ý đến mục Driver Version, đây chính là số phiên bản Driver

Số phiên bản trên trang web Dell là 26.21.15.31.40, tức lớn hơn 25.21.14.2574. Vì thế trong ví dụ này, bạn cần cập nhật Driver laptop Dell lên phiên bản mới nhất.

Kiểm tra Service Tag máy tính Dell để tải đúng Driver

Service Tag là gì?

Service Tag là dãy kí tự đi kèm theo mỗi máy tính Dell bán ra. Đây là công cụ giúp người dùng tìm kiếm chính xác Driver cần đặt cài cho laptop của mình. Thông qua dãy kí tự này, người dùng có thể theo dõi các thông tin về sản phẩm như:

    • Nơi sản xuất.
    • Cấu hình của máy tính.
    • Thời gian bảo hành còn lại, các dịch vụ hỗ trợ.

Service Tag là gì?

Cách kiểm tra Service Tag trên máy tính Dell

– Cách 1: Kiểm tra dãy số ở mặt lưng sản phẩm. Đối với các sản phẩm Dell thì mặt lưng luôn có mã Series Tag đi kèm.

 Kiểm tra dãy số ở mặt lưng sản phẩm

– Cách 2: Một số mẫu laptop có Service Tag được in trên giấy. Khi sử dụng lâu dài có thể bị phai mất dãy kí tự. Khi đó, người dùng có thể kiểm tra bằng các bước dưới đây.

    • Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + R > Gõ CMD > Nhấn Enter.
    • Bước 2: Trong cửa sổ CMD, bạn gõ lệnh WMIC CSPRODUCT  > Nhấn Enter sẽ thấy Service Tag tại mục IdentifyingNumber.

Gõ WMIC CSPRODUCT

Hướng dẫn tải, cài Driver cho laptop Dell thủ công

    • Ưu điểm: Chủ động trong quá trình cài đặt Driver, có thể lựa chọn bỏ qua những Driver không cần thiết, gây nặng máy
    • Nhược điểm: Cần có kiến thức về cài đặt Driver (tên Driver, loại Driver, công dụng Driver, thứ tự cài đặt Driver)

Bước 1: Bạn truy cập vào đường dẫn tải Driver Dell tại đây.

Bước 2: Gõ Service Tag của laptop Dell vào khung tìm kiếm > Nhấn Search để truy cập vào trang Download Driver.

Gõ Service Tag của laptop Dell vào khung tìm kiếm > Nhấn Search

Bước 3: Bấm vào mục Drivers & Downloads > Chọn Find Drivers.

 Bấm vào mục Drivers and Downloads > Chọn Find Drivers

Bước 4: Tại mục Operating system, bạn chọn hệ điều hành đang sử dụng trên laptop.

Tại mục Operating system, bạn chọn hệ điều hành đang sử dụng trên laptop

Bước 5: Chọn Driver cần tải > Nhấn Download để tải về. Sau đây là ý nghĩa một số tên gọi Driver bạn có thể tham khảo:

    • Chứa cụm từ Graphics Driver: Tức là Driver card màn hình.
    • Intel Rapid Storage: Driver quản lý ổ đĩa.
    • Chứa cụm từ Ethernet, Wifi: Driver mạng.
    • Memory Card: Driver đọc thẻ nhớ điện thoại, máy ảnh.
    • BIOS: Driver BIOS.
    • Audio: Driver âm thanh.

Chọn Driver cần tải > Nhấn Download để tải về

Bước 6: Sau khi cài đặt thành công, laptop yêu cầu bạn phải Restart (khởi động) lại, khi đó Drivers mới có hiệu lực.

Sau khi cài đặt thành công, laptop yêu cầu bạn phải Restart (khởi động) lại

Hướng dẫn tải, cập nhật Driver laptop Dell tự động

Bước 1: Truy cập trang download Driver của Dell tại đây.

Bước 2: Gõ Service Tag của laptop Dell vào khung tìm kiếm > Nhấn Search để truy cập vào trang Download Driver.

Gõ Service Tag của laptop Dell vào khung tìm kiếm > Nhấn Search

Bước 3: Bấm vào mục Drivers & Downloads > Chọn Check for Updates.

Bấm vào mục Drivers & Downloads > Chọn Check for Updates

Bước 4: Nhấn chọn Download để tải về ứng dụng Dell SupportAssist.

Nhấn chọn Download để tải về ứng dụng Dell SupportAssist

Bước 5: Sau khi tải ứng dụng, bạn chọn thẻ Home để biết được những Driver nào cần được cập nhật > Chọn Update Now.

Bạn chọn thẻ Home để biết được những Driver nào cần được cập nhật > Chọn Update Now

Bước 6: Cửa sổ Driver xuất hiện, bạn chọn Install để tải về.

Cửa sổ Driver xuất hiện, bạn chọn Install để tải về

Bước 7: Hệ thống sẽ tự động cài đặt Driver, bạn không cần phải can thiệp. Sau khi cài đặt thành công, laptop yêu cầu bạn phải Restart (khởi động) lại, khi đó Drivers mới có hiệu lực.

Sau khi cài đặt thành công, laptop yêu cầu bạn phải Restart (khởi động) lại

Như vậy Tech City đã hướng dẫn bạn cách cài đặt Driver laptop Dell đúng cách, an toàn và nhanh chóng nhất hiện nay. Nếu trong quá trình thực hiện có bất kỳ thắc mắc nào thì đừng ngần lại để lại câu hỏi bên dưới phần bình luận nhé!

error: Content is protected !!