Đánh giá cách kiểm tra laptop cũ trước khi mua, bạn cần biết là vấn đề trong bài viết bây giờ của chúng tôi Tech City. Theo dõi nội dung để hiểu nhé. Để chọn mua laptop đã qua sử dụng chất lượng, bạn cần kiểm tra nhiều tiêu chí như nguồn gốc xuất xứ, cấu hình, màn hình và nhiều bộ phận khác. Trong bài viết sau, Tech City sẽ mách bạn 10 cách kiểm tra laptop cũ chi tiết, cùng theo dõi nhé!
Các cách kiểm tra laptop cũ trước khi mua mà bạn cần biết
Một số lưu ý khi mua laptop cũ:
-
- Lựa chọn cửa hàng có uy tín và thương hiệu.
-
- Tham khảo chính sách và thời gian bảo hành, bởi laptop cũ thường có thời gian bảo hành ngắn hơn sản phẩm mới.
-
- Nên mua laptop cũ dùng ổ cứng SSD vì chúng có tốc độ nhanh, khó hỏng, dễ thay thế.
1. Kiểm tra tổng thể laptop
Đầu tiên, bạn nên kiểm tra xem thân máy có trầy xước và rạn nứt hay không. Tiếp theo, bạn kiểm tra các khớp nối và bản lề, đảm bảo chúng không bị lỏng lẻo. Nếu laptop bị trầy nhiều hoặc có thêm vết móp, có thể trước đó đã bị va chạm làm ảnh hưởng linh kiện bên trong.
2. Kiểm tra thông tin, nguồn gốc
Bạn có thể kiểm tra thông tin laptop bên trong phần mềm và thông tin được in trên tem (dán ở mặt đáy laptop) xem có trùng khớp với nhau không.
Bước 1: Bạn vào Start > Gõ Windows PowerShell > Chọn Open.
Bước 2: Nhập lệnh gwmi win32_bios | fl SerialNumber > Nhấn Enter. Màn hình sẽ hiện lên số series laptop.
Bước 3: Bạn hãy lật ngược laptop và kiểm tra series tại dòng S/N (viết tắt của Series Number).
3. Kiểm tra cấu hình
Sau khi xem thông tin bao gồm tên laptop, RAM, con chip, hệ điều hành hoặc tốc độ CPU được người bán cung cấp, bạn nên đối chiếu một lần nữa với thông tin hiển thị trên phần mềm. Để xem chi tiết nhất, bạn thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Vào Settings > Chọn System.
Bước 2: Kéo xuống mục About và xem thông tin laptop.
4. Kiểm tra màn hình
Trước tiên, bạn mở 1 tấm ảnh trắng và 1 tấm ảnh đen để xem màn hình có bị hở sáng hay có điểm chết nào không. Tiếp theo, bạn có thể xem thêm các video và hình ảnh màu để kiểm tra xem hình ảnh có sắc nét và màu sắc tươi mới hay không nhé.
5. Kiểm tra bàn phím
Để kiểm tra bàn phím máy tính, bạn hãy lần lượt nhập từng ký tự, nếu có phím nào không nhận thì chứng tỏ đã bị hư hỏng. Ngoài ra, nếu thông tin máy có hỗ trợ đèn bàn phím thì bạn cũng nên kiểm tra bằng cách nhấn các tổ hợp như sau:
6. Kiểm tra Touchpad
Touchpad (còn được gọi là bàn di chuột), là bộ phận giúp bạn di chuyển con trỏ chuột trên màn hình mà không cần dùng đến chuột laptop. Khi mua laptop cũ, bạn nên di chuyển đều khắp Touchpad, ấn thử Touchpad trái và phải xem có điểm nào không hoạt động không nhé!
7. Kiểm tra loa, micro và camera
Loa, micro và camera là các bộ phận cần thiết trên laptop vì bạn có thể dùng laptop để tham gia các cuộc họp trực tuyến, dùng để nghe nhạc và xem phim giải trí. Trước tiên, bạn hãy mở camera trên laptop để xem ảnh chụp hoặc video có rõ nét, màu sắc chân thật hay không.
Tiếp theo, bạn mở một đoạn nhạc và tăng âm lượng từ nhỏ đến lớn, nếu loa không bị ngắt quãng hoặc bị rè bạn có thể an tâm. Cuối cùng, bạn hãy bật chức năng ghi âm, gọi điện hoặc tìm kiếm bằng giọng nói để kiểm tra chất lượng của micro nhé!
8. Kiểm tra pin và dây sạc
Khi kiểm tra dây sạc laptop, bạn nhìn cẩn thận xem dây có bị đứt và hở mạch hay không. Cắm sạc laptop trong vòng 5 – 10 phút để đảm bảo dây vẫn hoạt động ổn định, tránh chọn dây sạc không chính hãng gây hại đến tuổi thọ viên pin.
Ngoài ra, viên pin laptop cũ thường sẽ bị giảm hiệu suất đi một phần. Bạn có thể dùng thử laptop trong vòng 30 phút, nếu pin chỉ mất khoảng 10 – 20% thì chất lượng viên pin vẫn còn hoạt động tốt. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra độ chai pin bằng các bước dưới đây:
Bước 1: Nhấn Windows + R và gõ vào dòng lệnh “cmd” để mở cửa sổ Command Prompt.
Bước 2: Bạn nhập lệnh: powercfg /batteryreport > Nhấn Enter. Màn hình sẽ hiển thị địa chỉ xem thông tin pin.
Bước 3: Bạn tìm đến địa chỉ đã được thông báo và mở tệp battery-report.html.
Bước 4: Trong trang Battery report hiện ra, tìm đến danh mục Installed batteries.
-
- Design Capacity là dung lượng pin mà sản xuất đưa ra
-
- Current Capacity là dung lượng pin thực tế của laptop.
9. Kiểm tra Wi-Fi và cổng kết nối
Trước tiên, bạn hãy nhập mật khẩu Wi-Fi vào laptop, lướt xem các trang mạng xã hội hoặc xem video để kiểm tra khả năng kết nối Wi-Fi của thiết bị. Sau đó, bạn nên cắm thử các cổng kết nối được trang bị trên laptop, kiểm tra xem có cổng nào bị lỗi hay không nhé!
10. Kiểm tra ổ đĩa quang và hệ thống tản nhiệt
Một số mẫu laptop được trang bị ổ đĩa quang giúp bạn làm việc và học tập từ dữ liệu của đĩa CD hoặc DVD. Nếu laptop của bạn cũng có ổ đĩa, hãy thử đặt một chiếc đĩa vào và kiểm tra xem chúng có hoạt động ổn định hay không nhé!
Ngoài ra, bạn nên chú ý đến hệ thống tản nhiệt của laptop. Nếu sử dụng khoảng 30 – 60 phút mà laptop đã quá nóng, quạt tản nhiệt phát ra âm thanh lớn thì bạn nên yêu cầu nhân viên bán hàng kiểm tra lại, tránh trường hợp quá nhiệt gây hư hỏng các linh kiện bên trong.
Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn 10 cách kiểm tra laptop cũ trước khi mua. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!