Liệt kê chân kính đồng hồ là gì? Các loại chân kính phổ biến

Liệt kê chân kính đồng hồ là gì? Các loại chân kính phổ biến là ý tưởng trong bài viết hôm nay của chúng tôi Tech City. Theo dõi bài viết để tham khảo nhé. Đeo đồng hồ đã lâu nhưng bạn có biết đến bộ phận chân kính trên “cỗ máy thời gian” của mình là gì và có chức năng như thế nào hay chưa? Hãy cùng Tech City tìm hiểu về nguồn gốc của chân kính đồng hồ (Jewel) và các chức năng của nó nhé!

Tìm hiểu về chân kính đồng hồ (Jewel) và các loại chân kính phổ biến

Chân kính đồng hồ (Jewel) là gì?

Chân kính đồng hồ hay còn gọi là Jewel là một bộ phận vô cùng quan trọng trong bộ máy của đồng hồ, chân kính đồng hồ thường được làm bằng đá quý, được sử dụng nhằm giảm tối đa sự hao mòn, ma sát trong quá trình vận hành của đồng hồ, được Nicolas Fatio de Duillier, Pierre và Jacob Debaufre phát minh vào năm 1704.

Chân kính thường xuất hiện trên các loại đồng hồ cơ có nhiều chi tiết trong bộ máy và trên một số đồng hồ pin cao cấp của Thụy Sỹ hoặc Đức, nhằm giảm ma sát ở các bộ phận, hầu như không có trên các mẫu đồng hồ pin thông thường.

Jewel có nghĩa là đá quý, được dùng để nhắc đến nguồn gốc vật liệu đồng thời ám chỉ chân kính đồng hồ là một bộ phận có giá trị, mang lại vẻ sang trọng và đẳng cấp cho đồng hồ.

Từ chân kính ở Trung Quốc lại có nghĩa là chân bằng kính, trong đó chân là giá đỡ và kính để ám chỉ sự trong suốt.

Chức năng của chân kính

Chân kính của đồng hồ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đồng hồ, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chính xác và độ bền của đồng hồ. Chân kính của đồng hồ gồm những chức năng như sau:

    • Giảm đi sự ma sát giữa các chuyển động để tăng độ chính xác của đồng hồ

Thông thường, một chiếc đồng hồ có hơn 200 chi tiết khác nhau. Trong quá trình hoạt động, các bộ phận của đồng hồ chuyển động liên tục nên việc ma sát vào nhau là điều không thể tránh khỏi. Chân kính thường được đặt ở các vị trí tiếp xúc của các bộ phận để giảm độ ma sát và mài mòn của các bộ phận, cùng với đó là kéo dài tuổi thọ cũng như độ bền của các linh kiện bên trong.

    • Đem lại hoạt động chính xác cho đồng hồ

Chân kính được làm bằng những chất liệu cứng với độ mài mòn thấp nên chúng có thể bảo vệ những bộ phận khác trong đồng hồ, giúp các bộ phận hoạt động chính xác, vận hành tốt và ổn định hơn.

    • Nâng cao khả năng chống sốc

Bên cạnh đó, chân kính có thể nâng nao khả năng chống sốc giữa các bộ phận bên trong đồng hồ, hạn chế các hư hỏng.

    • Nâng cao về thẩm mỹ của đồng hồ

Chân kính càng có chất liệu cao cấp thì càng thể hiện được tính sang trọng và đẳng cấp của đồng hồ. Chân kính được bố trí tinh tế, bắt mắt trên mặt đồng hồ sẽ đem lại tính thẩm mỹ cho người dùng và nâng cao giá trị sử dụng của đồng hồ.

    • Tăng giá trị của đồng hồ

Với những chất liệu cao cấp, đắt đỏ như kim cương hay các loại đá quý khác cũng góp phần nâng cao giá trị của chiếc đồng hồ mà bạn đang sử dụng.

Đặc điểm nổi bật của chân kính

Chất liệu để chế tác chân kính

Trước đây, chất kính thường được làm bằng đá quý hay kim cương nhưng hiện nay, chân kính lại được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, điển hình là ruby hay đá sapphire có độ cứng và độ bền cao.

Có 4 chất liệu phổ biến để gia công chân kính đó là: Sapphire, garnet, ruby và kim cương. Bên cạnh những chất liệu phổ biến vừa nêu thì một số nhà sản xuất còn sử dụng thêm một số hợp kim chống mòn hay kính xử lý tráng kim loại để chế tác chân kính.

Điểm chung của tất cả những vật liệu được lựa chọn làm chân kính thường có độ cứng cao, khó mài mòn và có khả năng giảm ma sát khi chúng va chạm hay tiếp xúc với những bộ phận khác nhau bên trong đồng hồ.

Kích thước của chân kính

Chân kính thường được thiết kế vô cùng tỉ mỉ với đường kính không quá 2mm và có độ dày khoảng 5mm. Tuy nhiên, tùy vào từng dòng đồng hồ mà chân kính có những thiết kế khác nhau hoặc theo đặt hàng riêng thì chân kính sẽ có những kích thước riêng.

Vị trí của chân kính

Chân kính có tác dụng là làm giảm ma sát và hạn chế bào mòn các bộ phận bên trong đồng hồ, vì vậy chân kính thường được đặt ở những nơi có tiếp xúc cao giữa các bộ phận trong đồng hồ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp để làm đẹp đồng hồ, chân kính được đặt ở những nơi ít ma sát để làm tăng tính thẩm mỹ theo nhu cầu của khách hàng.

Các loại chân kính phổ biến

Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm (Hole Jewels)

Là loại chân kính có hình tròn, dẹt, khoan lỗ ở giữa. Loại này được dùng để gắn vào các trục bánh răng xoay có vận tốc quay nhỏ, không yêu cầu cao lắm về độ sai số. Độ chịu lực tác động từ các phương vuông góc với trục quay.

Chân kính tròn không có lỗ (Cap Jewels)

Hình tròn, dẹt, ở giữa không khoan lỗ, thường được đặt áp vào 2 đầu trục quay có yêu cầu cao về độ sai số, có vận tốc quay lớn, chịu ảnh hưởng nhiều bởi lực tác động dọc trục.

Chân kính dạng phiến, vuông chữ nhật (Pallet Jewels)

Hình viên gạch được gắn trên những điểm bị tác động, va đập theo chiều ngang như hai đầu ngựa, trượt cò khoá, bộ thoát (còn gọi là bánh xe gai).

Chân kính dạng con lăn (Roller Jewels)

Chân kính dạng con lăn có hình dạng hình trụ, chỉ được gắn trên bệ bánh lắc để ngựa “đá”, điểm bị tác động va đập kiểu trượt (chiều ngang).

Chân kính bảo vệ sốc (Shock Protection Jewels)

Không có hình dạng cụ thể, nằm chèn giữa chân kính với một bộ phận nào đó, ngăn không cho làm vỡ chân kính cần bảo vệ khi đồng hồ bị chấn động mạnh.

Các câu hỏi liên quan khi chọn mua các đồng hồ có chân kính

Càng có nhiều chân kính thì đồng hồ càng phức tạp đúng không?

Nhiều người cho rằng đồng hồ có nhiều chân kính là đồng hồ phức tạp nhưng điều này chưa hoàn toàn đúng với tất cả đồng hồ. Nếu là một đồng hồ có cấu tạo phức tạp thì có khá nhiều chân kính bởi chúng có rất nhiều bộ phận hoạt động đan xen nhau, nên bắt buộc phải sử dụng nhiều chân kính để giảm ma sát.

Tuy nhiên, đồng hồ có nhiều chân kính thì chưa chắc đã là đồng hồ phức tạp bởi để tăng độ thẩm mỹ cho chiếc đồng hồ thì nhiều nhà sản xuất đã tăng số lượng chân kính vào đồng hồ nhằm phục vụ nhu cầu người dùng.

Bao nhiêu chân kính mới là đủ?

Chắc hẳn, bạn đang không biết trong một đồng hồ thì có bao nhiêu chân kính là phù hợp, vừa đem lại tính thẩm mỹ vừa sử dụng được tối đa công suất của nó. Số lượng chân kính được lắp đặt phụ thuộc vào cấu tạo và chức năng của đồng hồ. Dưới đây là một số gợi ý về số lượng chân kính phù hợp với từng loại đồng hồ:

    • 4 chân kính dành cho đồng hồ pin có sử dụng mặt đồng hồ kim.
    • 6 – 7 chân kính phù hợp với đồng hồ pin, đồng hồ quartz đa chức năng.
    • 17 chân kính dành cho những đồng hồ có dây cót.
    • 21 chân kính dành cho đồng hồ lên cót tự động.
    • 23 chân kính phù hợp với đồng hồ cơ có hai trống (còn gọi là barrel) để dự trữ năng lượng.
    • 25 – 27 chân kính phù hợp với đồng hồ cơ đa năng.
    • Trên 40 chân kính dành cho những mẫu đồng hồ cơ có cấu tạo phức tạp, đối với một số đồng hồ đặc biệt khác còn sở hữu lên tới 100 chân kính.

Số lượng chân kính có nói lên giá trị của 1 chiếc đồng hồ không?

Trước đây, số lượng chân kính không làm nên giá trị của đồng hồ vì với những loại đồng hồ phức tạp thì mới cần khá nhiều chân kính.

Tuy nhiên, ngày nay thì khá nhiều người đánh giá cao về tính thẩm mỹ của chân kính nên nhà sản xuất cố lắp thêm nhiều chân kính nhằm tăng giá của chiếc đồng hồ và tăng tính thẩm mỹ.

Trên đây là thông tin về chân kính đồng hồ mà Tech City chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.

error: Content is protected !!